Theo báo cáo ngành xi măng 2023 – VIRAC, tình hình ngành xi măng tại Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.
· Về cầu: Tình hình tiêu thụ nội địa xi măng giảm 8.1% so với năm 2022, đặc biệt tại miền Bắc giảm tới 10%.
·Về cung: Động lực sản xuất của các doanh nghiệp sụt giảm khi giá bán nội địa vẫn ở vùng giá yếu, thị trường cạnh tranh khốc liệt trong khi áp lực chi phí gia tăng.
Báo cáo ngành xi măng 2023: Tổng quan về tình hình ngành xi măng Việt Nam
Tình hình nguồn cung và nhu cầu của ngành xi măng trong năm 2023 đều chững lại khi sản xuất trong nước giảm 12.5% trong khi tổng cầu cũng giảm 5.8%.
Về nhu cầu ngành xi măng tại Việt Nam theo báo cáo ngành xi măng 2023
Tình hình xuất khẩu:
Trong năm 2023, sản lượng xuất khẩu xi măng tại Việt Nam đạt 19,56 triệu tấn, tăng 22% so với tổng sản lượng xuất khẩu xi măng trong năm 2022.
Mặc dù vậy, tình hình xuất khẩu xi măng vẫn được đánh giá yếu do nhu cầu nhiều thị trường chưa hồi phục. Cụ thể tình hình xuất khẩu xi măng từ Việt Nam sang Trung Quốc giảm đến hơn 90%. Để hạn chế phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, Việt Nam đang chuyển dịch thị trường xuất khẩu xi măng sang Bangladesh, Philippines và các quốc gia khác.
Không chỉ hạn chế phụ thuộc xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Việt Nam còn phải cạnh tranh gay gắt với đất nước tỷ dân này khi Trung Quốc hiện nay cũng đẩy mạnh xuất khẩu xi măng sang các thị trường mua nhiều xi măng của Việt Nam. Làm cho cạnh tranh giá cả tại thị trường xuất khẩu xi măng trở nên khốc liệt hơn.
Tình hình tiêu thụ:
Theo báo cáo ngành xi măng 2023 – VIRAC, tổng tiêu thụ xi măng trong nước đạt 57,5 triệu tấn, giảm khoảng 9,4% so với năm 2022. Năm 2023 là năm đầu tiên đạt sản lượng tiêu thụ giảm với sản lượng dưới 60 triệu tấn. Đây được đánh giá là mức giảm tiêu thụ sâu nhất trong suốt 10 năm gần đây.
Bên cạnh sự sụt giảm sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa, tiêu thụ xi măng theo cùng miền cũng có sự biến động đáng kể, đặc biệt tại miền Bắc, sản lượng tiêu thụ xi măng giảm 10%. Sự biến động này cho thấy ngành xi măng Việt Nam đang có sự chuyển dịch đầu tư vào khu vực miền Trung và Nam Bộ.
Trong 10 tỉnh thành tiêu thụ xi măng lớn, khu vực miền Bắc và miền Trung đều nằm trong top đầu, cách biệt hơn hẳn so với các tỉnh thành còn lại. Điều đó cho thấy các khu vực đó có sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa của nhà sản xuất lớn nhất cả nước.
Tìm hiểu chi tiết về sản lượng tiêu thụ và nguyên nhân Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An có sản lượng tiêu thụ nội địa của nhà sản xuất lớn nhất.
Về tình hình sản xuất ngành xi măng Việt Nam theo báo cáo ngành xi măng 2023
Theo báo cáo ngành xi măng 2023 – VIRAC, sản lượng sản xuất xi măng trong năm 2023 đạt 68,6 triệu tấn, giảm mạnh so với năm 2022. Con số này khiến cho sản lượng sản xuất xi măng tại Việt Nam lần thứ 2 ghi nhận đà sụt giảm.
Với tình hình tiêu thụ đang giảm ở mức sâu, xuất khẩu cũng gặp phải nhiều thách thức. Hiện nay, nhiều nhà máy sản xuất xi măng phải tạm ngừng 1 hoặc 2 dây chuyền sản xuất xi măng để giảm lượng tồn kho. Thậm chí một vài doanh nghiệp có thể phải tạm dừng sản xuất trong khoảng thời gian dài.
Triển vọng của ngành xi măng theo báo cáo ngành xi măng 2023
Trong hoàn cảnh thị trường xi măng Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, tiêu thụ nội địa ngành xi măng vẫn được kỳ vọng sẽ tăng trưởng dương với động lực chủ yếu nhờ đầu tư công, các dự án hạ tầng và một số dự án bất động sản lớn sau khi được tháo gỡ vướng mắc.
Tuy nhiên xuất khẩu dự báo vẫn tiếp tục đối mặt với thách thức khi thị trường Trung Quốc chưa có nhiều khả quan, (dự báo +/- 10% so với 2023).
Nguồn: Báo cáo ngành xi măng 2023 – VIRAC