0909 999 888 500 Hùng Vương, phường 4, quận 5, TP.HCM

Screenshot 2024-05-31 194625

CÔNG TY TNHH ​THUẬN PHÁT NGHỆ AN
Tìm kiếm

GIÁ VẬT LIỆU XÂY DỰNG BIẾN ĐỘNG “KHÓ LƯỜNG” – NGÀNH NÀO GÁNH “ÁP LỰC”?

Giá vật liệu xây dựng trong thời gian vừa qua đã tăng đáng kể khiến nhiều doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng rơi vào tình thế khó khăn. Trong Q1/2022, giá cả nhiều loại vật liệu xây dựng tăng “chóng mặt”, trong đó phổ biến như thép, xi măng, gạch ngói,… đều tăng so với thời điểm cuối năm 2021. Đứng trước “bão giá”, các công trình đang thi công, các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản phải đối mặt những “hệ lụy” nghiêm trọng, các nhà thầu đứng trước nguy cơ thua lỗ.

 

Tổng quan thị trường vật liệu xây dựng Q1/2022

Ngành xi măng nội địa chịu nhiều áp lực 

 

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, trong Q1/2022, lượng xi măng tiêu thụ nội địa đạt hơn 13.5 triệu tấn. Trong đó, riêng tháng 3 mức tiêu thụ tăng lên gần 6 triệu tấn, tăng hơn 1 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái, và tăng hơn 3.5 triệu tấn so với tháng 2 vừa qua. Tuy lượng tiêu thụ xi măng trong thời gian qua có tiến triển tích cực, song, ngành xi măng nội địa vẫn chịu nhiều áp lực từ việc dư cung và các yêu cầu hạn chế xuất khẩu của chính phủ.

 

Tính đến hiện nay, cả nước có tất cả 90 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất 106.6 triệu tấn/năm (thực tế có thể sản xuất 122 triệu tấn/năm). Điều này dẫn đến thị trường xi măng cung vượt cầu ở mức cao làm gia tăng cạnh tranh trong ngành. Trước áp lực từ nguồn cung, xuất khẩu là kênh tiêu thụ quan trọng giúp ngành xi măng Việt Nam giảm áp lực hàng tồn kho và cạnh tranh trong thị trường nội địa. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc chi phí vận chuyển tăng cao và rủi ro bị ép giá do phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc sẽ không giúp các doanh nghiệp ngành Xi măng Việt cải thiện lợi nhuận từ việc tăng sản lượng xuất khẩu trong ngắn hạn. Hơn nữa, với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khoáng sản, Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu với bộ xây dựng có những giải pháp phù hợp nhằm hạn chế xuất khẩu xi măng. Do đó, xuất khẩu không thể trở thành một định hướng giải pháp lâu dài cho vấn đề dư cung.

 

Không những thế, thị trường xi măng nội địa còn vấp phải khó khăn khi giá xi măng giữa các khu vực không đồng đều. Sự phân bổ vùng nguyên liệu không đồng đều cũng kéo theo hệ quả là sự tập trung của quá nhiều nhà máy sản xuất ở miền Bắc và miền Trung do điều kiện nguyên liệu thuận lợi, tạo ra sự chênh lệch về cung cầu lớn giữa các khu vực. Trong khi đó, thị trường miền Nam lại thiếu hụt nguồn cung xi măng và phải sử dụng xi măng được vận chuyển từ hai miền còn lại với chi phí vận chuyển tương đối cao. Điều này dẫn đến việc giá xi măng tại miền Nam đang ở mức tương đối cao so với miền Bắc và miền Trung.

 

image001

 

 

 

Thị trường thép “sôi động” trở lại

 

Tính chung Q1/2022, sản xuất thép xây dựng đạt 3.55 triệu tấn, tăng 11.93% so với Q1/2021. Tổng lượng thép xây dựng tiêu thụ trong Q1/2022 đạt gần 3.68 triệu tấn, tăng 23.17% so với cùng kỳ năm ngoái. Tình hình sản xuất – tiêu thụ khả quan trong những tháng đầu năm 2022 đã báo hiệu những tín hiệu tích cực cho triển vọng phục hồi của ngành Thép. 

 

Có thể thấy, giá thép xây dựng Q1/2022 có xu hướng tăng mạnh trước ảnh hưởng của thị trường thép thế giới và xu thế tăng của các nguyên liệu đầu vào sản xuất thép. Đối với giá thép Q2/2022, VIRAC dự báo giá thép tiếp tục “neo” cao do giá quặng, giá năng lượng vẫn ở mức cao.

 

Bên cạnh đó, VIRAC dự báo nhu cầu tiêu thụ thép nội địa sẽ tăng trưởng mạnh trong Q2/2022. Nhu cầu tiêu thụ thép nội địa chịu tác động trực tiếp từ tăng trưởng ngành xây dựng nội địa. Theo dự báo BMI, ngành xây dựng tăng trưởng tích cực với mức 7.9% trong năm 2022 và duy trì các mức tăng trưởng cao trong 2 năm tiếp theo lần lượt ở mức 7.5% và 6.8%. Đầu tư công được chú trọng, nguồn vốn đầu tư công tập trung vào nhiều dự án trọng điểm như cao tốc Bắc-Nam, đường ven biển Quảng Ninh – Kiên Giang, Cảng hàng không Quốc tế Long Thành và các đường cao tốc khác. Đồng thời, các dự án bất động sản tiếp tục được triển khai trong 2022 cũng là động lực tăng trưởng cho tiêu thụ thép nội địa trong thời gian tới.

 

image003

 

 

 

Tiềm năng xuất khẩu thép trong năm 2022 được đánh giá là “tươi sáng” nhờ tác động từ chính sách cắt giảm sản xuất thép của Trung Quốc nhằm đáp ứng mục tiêu giảm lượng khí thải Carbon. Hơn nữa, Trung Quốc hiện nay đang chịu ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid và chính sách Zero Covid dẫn đến hàng loạt các nhà máy sắt thép tạm ngưng hoạt động. Việc sản lượng thép của Trung Quốc được dự báo là giảm sâu hơn nhiều lần so với nhu cầu cùng với các chính sách nhập khẩu được nới lỏng tạo điều kiện cho các nhà sản xuất thép Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

 

Giá nguyên vật liệu tăng cao – ngành xây dựng, bất động sản chịu ảnh hưởng đáng kể

 

Tính đến tháng 3/2022, đã có 2 chu kỳ tăng giá nguyên vật liệu xây dựng. Theo số liệu khảo sát từ Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, không chỉ sắt thép tăng đến 40% mà gần như tất cả loại vật liệu xi măng, cát, đá, nhôm, kính… đều “leo thang”. Những biến động về giá vật liệu đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành xây dựng và bất động sản.

 

Theo các chuyên gia, thị trường nhà ở, bất động sản năm 2022 sẽ rất khắc nghiệt. Cơn sóng tăng giá bất động sản sẽ càng khó giảm khi mà các chi phí đầu vào không có dấu hiệu hạ nhiệt. Đặc biệt, trong thời điểm đầu năm, giá vật liệu xây dựng lại có dấu hiệu tăng “nóng”. Trong chi phí xây dựng 1m2 căn hộ, vật liệu xây dựng chiếm đến khoảng 60%, nên giá vật liệu xây dựng tăng sẽ kéo theo giá thành căn hộ tăng. Có thể thấy, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cũng gián tiếp gây ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. 

 

Không chỉ ngành bất động sản gặp khó khăn, với việc giá vật liệu xây dựng vẫn “neo” ở mức cao, doanh nghiệp ngành xây dựng cũng đối mặt với thách thức khi đưa ra giá chào thầu. Quá trình đàm phán vì thế bị kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đối với những công trình đã nhận hợp đồng thì đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng. Không chỉ nhà thầu, các chủ đầu tư cũng phải “vật lộn” với nỗi lo tăng giá vật liệu xây dựng. Không ít dự án sẽ phải chấp nhận ngừng hoặc dời kế hoạch khởi công khi thị trường định hình được mặt bằng giá nguyên vật liệu mới. Hệ luỵ dẫn đến là lực lượng lao động, các kỹ sư, công nhân vừa chưa kịp vui mừng sau thời gian nghỉ dịch giờ lại phải mất việc, hoặc thu nhập không theo kịp cơn “bão giá“ này.

 

Nguồn: viracresearch.com

Liên hệ

Máy lọc nước Việt Nhật

Địa chỉ : 117 Phan Đình Phùng - Phường 17 - Quận Phú Nhuận
Hotline : 0916 55 2003 - Email : maylocnuocvietnhat@gmail.com

© 2021 Thiết kế web bởi Web Minh Thuận.